Đi thôi!

Ga xe lửa Đà Lạt - tọa độ “sống ảo” không thể thiếu với nhiều “cái nhất”

 


Ga xe lửa Đà Lạt là nhà ga cổ đẹp nhất Đông Dương, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố ngàn thông. Nhà ga hiện là điểm tham quan, check in độc đáo, khiến bao du khách “xiêu lòng”.

Ga xe lửa Đà LạtToàn cảnh ga xe lửa Đà Lạt (Ảnh: Sưu tầm)

Với kiến trúc độc đáo, ga xe lửa Đà Lạt là một trong những điểm đến hấp dẫn của thành phố ngàn hoa. Sức hút của nhà ga còn đến từ những di tích cổ về tuyến đường sắt vang danh một thời. Hãy cùng khám phá rõ hơn về địa điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng này để có những trải nghiệm trọn vẹn nhất khi ghé thăm!

1. Đôi nét về nhà ga xe lửa Đà Lạt

1.1. Địa chỉ ga xe lửa Đà Lạt & cách di chuyển

Ga xe lửa Đà Lạt ở đâu? Ga xe lửa Đà Lạt có địa chỉ ở số 1 đường Quang Trung, phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Nằm gần trung tâm thành phố, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến nhà ga Đà Lạt bằng xe máy, ô tô hoặc taxi. Sử dụng phương tiện cá nhân, bạn có thể dùng Google Maps hoặc đi theo hướng dẫn sau đây: 

  • Từ chợ Đà Lạt, đi qua cầu Ông Đạo, tiếp tục di chuyển trên đường Trần Quốc Toản hướng ra quảng trường Lâm Viên.
  • Rẽ vào đường Yersin, đi theo đường Nguyễn Trãi và cuối cùng là đường Quang Trung để đến ga xe lửa Đà Lạt.
Ga xe lửa Đà LạtBản đồ hướng dẫn đường đi từ chợ Đà Lạt đến ga xe lửa Đà Lạt 

1.2. Giờ mở cửa & vé vào cổng

Ga xe lửa Đà Lạt mở cửa đón khách tham quan từ 07h30 và đóng cửa vào lúc 17h00 hàng ngày. Để chụp ảnh và chiêm ngưỡng kiến trúc, không gian độc đáo của nhà ga, du khách cần mua vé vào cổng với giá chỉ 5.000 VNĐ/người. 

Ga xe lửa Đà LạtVé vào cổng ga Đà Lạt (Ảnh: Sưu tầm)

***Lưu ý: Giờ mở cửa và giá vé ga xe lửa Đà Lạt có thể thay đổi theo từng thời điểm. Do đó, bạn hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với ban quản lý nhà ga để cập nhật thông tin mới nhất!

>>> Xem ngay: Tìm hiểu về cafe Đà Lạt & 25 địa chỉ view đẹp, đồ uống ngon đáng thử nhất

1.3. Ga Đà Lạt còn tàu chạy không?

Hiện tại, ga xe lửa Đà Lạt không còn kết nối trực tiếp với hệ thống đường sắt quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, nhà ga vẫn duy trì một tuyến tàu du lịch đến ga Trại Mát, nằm ở phía Đông thành phố, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 7km. Chuyến tàu bao gồm 1 đầu máy, 4 toa đi - về và có tốc độ khá chậm, mất khoảng 25 phút di chuyển. 

Điều này càng giúp du khách có thể thảnh thơi ngắm nhìn khung cảnh ngoại ô Đà Lạt nên thơ, lãng mạn với những sắc hoa rực rỡ, đồi thông xanh mát và những nhà kính trồng rau 2 bên đường. Tại ga Trại Mát, bạn có thể viếng chùa Linh Phước hay còn gọi là chùa Ve Chai - địa điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và nhiều kỷ lục Việt Nam được xác lập.

Ga xe lửa Đà LạtChuyến tàu du lịch Đà Lạt - Trại Mát (Ảnh: Sưu tầm)

Giá vé xe lửa Đà Lạt - Trại Mát hiện được áp dụng ở mức: 88.000 VNĐ và 98.000 VNĐ/vé/lượt tùy loại ghế. Vé khứ hồi được giảm 25% mức giá và vé tập thể được giảm từ 15 - 40% tùy số lượng. Ngoài ra, ga Đà Lạt vẫn bán vé liên vận trên tuyến đường sắt Thống Nhất, phục vụ hành khách từ ga Nha Trang (Khánh Hòa). Nhà ga đồng thời cung cấp dịch vụ xe ô tô trung chuyển giữa Đà Lạt và Nha Trang.

1.4. Những “cái nhất” của ga xe lửa Đà Lạt

Nhà ga xe lửa cũ Đà Lạt không chỉ gắn liền với lịch sử của thành phố ngàn hoa mà còn ghi dấu ấn với nhiều “cái nhất” ấn tượng: 

  • Là nhà ga duy nhất tại khu vực Tây Nguyên, Việt Nam
  • Nhà ga có kiến trúc độc đáo, đẹp nhất Đông Dương
  • Nhà ga cao nhất Việt Nam (ở độ cao 1.500m trên cao nguyên Lâm Viên) 
  • Nhà ga duy nhất có đầu tàu chạy bằng hơi nước
Ga xe lửa Đà LạtGa Đà Lạt là nhà ga xe lửa sở hữu nhiều “cái nhất” đặc biệt (Ảnh: Sưu tầm)2. Nhà ga xe lửa Đà Lạt xây dựng từ khi nào?

Ga xe lửa Đà Lạt được xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938. Lúc bấy giờ, nhà ga là một phần của tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, kết nối thành phố cao nguyên với Phan Rang (Ninh Thuận). Tuyến đường sắt này có chiều dài 84km, độ chênh cao toàn tuyến lên đến 1.500m và được khởi công từ năm 1908 theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. 

Năm 1932, khi tuyến đường hoàn thành, ga Đà Lạt cũng được xây dựng. Đây là tuyến đường sắt đặc biệt khi có 12 nhà ga, 5 hầm chui và 16km đường sắt răng cưa leo dốc. Tuyến đường sắt răng cưa lúc này chỉ có ở Thụy Sĩ và Việt Nam với độ dốc trung bình 12%.

Năm 1972, tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm bị chiến tranh phá hủy. Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, tuyến này được khôi phục nhưng chỉ hoạt động trong thời gian ngắn do hiệu quả kinh tế kém. Hệ thống đường ray và dấu vết đường sắt răng cưa đã bị tháo bỏ và các nhà ga bị bỏ hoang.

Hiện nay, ga Đà Lạt đã tách khỏi hệ thống đường sắt quốc gia Việt Nam và trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Năm 2001, ga Đà Lạt được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, giữ lại hồi ức về một thời kỳ quan trọng trong lịch sử của xứ ngàn thông.

Ga xe lửa Đà LạtGa Đà Lạt được xây dựng từ năm 1932 sau khi tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt hoàn thành (Ảnh: Sưu tầm)